Heineken Việt Nam nấu bia bằng năng lượng tái tạo

Heineken Việt Nam nấu bia bằng năng lượng tái tạo

Heineken Việt Nam nấu bia bằng năng lượng tái tạo

Năm 2016, nhà máy bia Heineken tại Hà Nội bắt đầu lộ trình hoạt động 100% bằng nhiên liệu sinh khối, nâng tổng số 4 trong 6 nhà máy Heineken Việt Nam sử dụng năng lượng tái tạo.

Điều này tạo động lực để một số đối tác của công ty tại địa phương mạnh dạn đầu tư công nghệ cao trong sản xuất năng lượng tái tạo nhằm cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp, từ đó tạo thêm việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân.

"Thực tế, việc nấu bia bằng nhiên liệu sinh khối tại tại 4 trong tổng số 6 nhà máy bia của Heineken Việt Nam đã tạo ra thu nhập tương đương 50,5 tỷ đồng cho cộng đồng địa phương trong năm 2016", đại diện Heineken cho hay.

Theo Báo cáo phát triển bền vững của hãng, năm 2016 nhà máy tại Hà Nội bắt đầu lộ trình hoạt động 100% bằng nhiên liệu sinh khối, đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để gia tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng nhu cầu năng lượng sản xuất.

Vỏ trấu - một loại phế phẩm nông nghiệp được dùng để sản xuất năng lượng sinh khối.

Vỏ trấu - một loại phế phẩm nông nghiệp được dùng để sản xuất năng lượng sinh khối.

Nhờ đó, nhà máy này giảm được 3.368 tấn CO2 phát thải vào môi trường, tương đương giảm 40,9% CO2 tại khu vực. Ngoài ra, đơn vị cũng giảm 13,7% lượng năng lượng tiêu thụ, tiết kiệm tương đương 2,7 tỷ đồng.

Các nhà máy bia khác của công ty tại Đà Nẵng, TP HCM và Tiền Giang tiếp tục giữ vững vị trí top 5 các nhà máy bia sử dụng năng lượng hiệu quả nhất trong tập đoàn Heineken toàn cầu. Bên cạnh đó, lượng sản xuất tăng thêm 17-22%, năng lượng sử dụng giảm 16% và giảm khoảng 37% lượng khí thải CO2 so với năm 2015 đối với mỗi hectolit bia được sản xuất.

Theo đại diện Heineken Việt Nam, thành công này là kết quả không ngừng tìm kiếm những giải pháp tối ưu để sử dụng nguồn năng lượng sạch với mục tiêu “vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”. Heineken không chỉ được nhiều người biết đến vì màu xanh đặc trưng của thương hiệu, mà còn có những hoạt động đóng góp vào ích và sự thịnh vượng của con người, của xã hội và bảo vệ môi trường. Đây cũng là nội dung được công ty thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.

Hiện công ty hướng đến việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho việc nấu bia trên toàn bộ 6 nhà máy tại Việt Nam trong các năm tới. Đồng nghĩa, công ty sẽ gia tăng thêm thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển ngành năng lượng tái tạo.

Heineken Việt Nam sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, thân thiện với môi trường.

Heineken Việt Nam sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, thân thiện với môi trường.

Đối mặt với tình trạng thiếu đất triền miên và là một trong số những vùng lãnh thổ chật hẹp nhất trên thế giới, chính quyền Hong Kong đã tìm nhiều cách để đương đầu với nhu cầu không gian, cả cho người sống và người đã qua đời.

Trong trường hợp số người chết tăng lên và thời hạn 6 năm đã hết, gia quyến sẽ phải di dời phần mộ. Nếu không có ai đến nhận, thì người đã khuất sẽ được hỏa táng trước khi được đặt trong một nghĩa trang công cộng. Từ vài năm nay, ở Hong Kong, khái niệm nơi an nghỉ cuối cùng không còn có nghĩa là vĩnh viễn.

Đây là một cách tiếp cận gây tranh cãi vì nhìn chung, điều này không phù hợp với truyền thống và phong tục của người gốc Hoa, nền văn hóa tín ngưỡng tôn kính người đã khuất, đặc biệt là tập tục kính trọng tổ tiên đời trước.

Một người đàn ông làm việc tại nghĩa trang Lai Chi Yuen trên đảo Lantau, Hong Kong giải thích, việc giới hạn thời gian yên nghỉ và di dời người đã khuất đang là một thực tế diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Mọi người đã phản ứng với việc khai quật theo nhiều cách khác nhau, từ đau buồn đến thờ ơ. Một số người cảm thấy rất buồn. Họ xem điều đó như là lời tạm biệt và thương tiếc ai đó lần thứ hai. Cũng có người tin rằng chết là đã qua đời, đã là chặng cuối của hành trình.

Mô hình sản xuất nhiên liệu sinh khối cho việc nấu bia tại nhà máy của hãng ở Việt Nam.

Mô hình sản xuất nhiên liệu sinh khối cho việc nấu bia tại nhà máy của hãng ở Việt Nam.

Do đó, theo lãnh đạo công ty, việc các nhà máy chuyển sang sử dụng năng lượng sinh khối để nấu bia đã thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng sinh khối ở Việt Nam. Hơn nữa, các nhà máy sản xuất năng lượng sinh khối thu mua vỏ trấu và các nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp đã tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại một số địa phương; bảo vệ môi trường; đồng thời tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Ngoài sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất, thời gian qua, hãng có nhiều chiến dịch cộng đồng như “Uống có trách nhiệm"; hỗ trợ công trình nước sạch và giáo dục...

Năm 2016, với cam kết sử dụng nguồn cung ứng địa phương bất cứ khi nào có thể cùng các hoạt động phát triển bền vững, Heineken Việt Nam đã đóng góp 33.500 tỷ đồng vào ngân sách Việt Nam.

Heineken Việt Nam thành lập năm 1991, giữa Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty Asia Pacific Breweries Ltd (APB) - nay là Công ty Heineken Asia Pacific Pte Limited (Heineken châu Á Thái Bình Dương).

Hiện hãng sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia tại Việt Nam, như: Heineken, Tiger, Desperados, Larue, Strongbow, Affligem.

Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/khung-hoang-dat-nghia-trang-o-chau-a-3618387.html