Nova Group không tham gia tái cơ cấu Sacombank

Nova Group không tham gia tái cơ cấu Sacombank

Nova Group không tham gia tái cơ cấu Sacombank

Thời gian qua, tập đoàn đa ngành này đã có tờ trình gửi đến Ngân hàng Nhà nước xin tham gia đề án tái cơ cấu Sacombank, với đề xuất mua 20% cổ phần của tổ chức tín dụng này. Khi đó, Nova Group nhắm đến việc tham gia tái cơ cấu Sacombank vì nhìn thấy tiềm năng lớn từ hệ thống bán lẻ của ngân hàng cùng với cơ hội tham gia xử lý nợ xấu bất động sản.

Tuy nhiên, đến tháng 4/2017, nguyên nhân của việc rút lui được vị lãnh đạo này giải thích là do hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cần có nhiều cơ chế đặc thù và quá trình xử lý nợ xấu cần rất nhiều thời gian. Trên cơ sở đó, các điều kiện hiện tại của Sacombank chưa phù hợp để tập đoàn đầu tư trong thời điểm này.

Vị lãnh đạo Nova Group tiết lộ thêm, dù xin rút khỏi đề án tái cơ cấu Sacombank nhưng tập đoàn vẫn ấp ủ tham vọng săn tìm cơ hội đầu tư song song hai mũi nhọn bất động sản và ngân hàng nếu có cơ hội tốt. Theo đó, doanh nghiệp đã sẵn sàng chuẩn bị dòng vốn từ công ty mẹ là Nova Group để đầu tư vào mảng tài chính ngân hàng, đảm bảo không ảnh hưởng đến công ty con đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là Novaland. 

Nova Group không tham gia tái cơ cấu Sacombank

Trước đó, thị trường ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm tới thông tin nhóm cổ đông trong và ngoài nước gồm: Evercore Group (Công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư có trụ sở tại New York), Redsun Capital Limited (một công ty tư vấn chuyên về M&A) và ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) có đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước xin tham gia tái cơ cấu Sacombank. Theo đó, nhóm này cho biết sẽ bổ sung năng lực tài chính cho Sacombank thông qua việc tăng ròng vốn điều lệ thêm 20.600 tỷ đồng. 

Khi đó, Sacombank sẽ tiếp nhận một khoản vốn mới để cải thiện căn cơ các chỉ số an toàn hoạt động. Kế đó, một hội đồng xử lý nợ sẽ được thành lập, tập trung giải quyết nợ xấu và thu hồi các tài sản tồn đọng. Bước tiếp theo là ngân hàng này sẽ sử dụng các nguồn thu nhập có được để trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu....

Trước những thông tin trên, một lãnh đạo cấp cao của Sacombank cho biết là không nắm rõ và từ chối bình luận các vấn đề liên quan.

Hồi đầu năm nay, trong một lần chia sẻ với VnExpress, Chủ tịch Kiều Hữu Dũng từng cho biết, với sự duy trì hoạt động tốt của Sacombank, ngân hàng đã nhận được nhiều đề nghị từ các nhà đầu tư nước ngoài. Có nhà đầu tư đã sẵn sàng bỏ một tỷ USD vào Sacombank và đã chính thức đặt vấn đề này với Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn lớn trong nước muốn tham gia sở hữu 20% cổ phần Sacombank. Họ cũng cam kết sẵn sàng mua với giá cao.

Theo ông Dũng, nếu không có sự tham gia của những nhà đầu tư mới, có thể quá trình tái cấu trúc Sacombank "hậu Phương Nam" cần tới 5-6 năm. Còn nếu có nhà đầu tư mới, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn.

"Hiện Sacombank chờ sự phê duyệt đề án để chính thức bắt tay vào quá trình tái cấu trúc cũng như để có thể công bố thông tin rõ ràng hơn cho cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng", ông nói. 

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chính thức nhận sáp nhập SouthernBank từ tháng 10/2015. Ngay sau khi hoàn tất quá trình sáp nhập, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 290.900 tỷ đồng, vốn điều lệ là 18.853 tỷ đồng.

Và đến 31/12/2016, tổng tài sản ngân hàng đã đạt trên 330.000 tỷ, tăng 13,6% so với năm 2015, vốn chủ sở hữu cũng đạt hơn 22.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 300.000 tỷ, riêng huy động từ thị trường 1 đạt 290.000 tỷ đồng (tăng 11,6%). Đồng thời, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 193.000 tỷ, tăng 7%. Riêng lợi nhuận trước thuế, do đang xử lý các tồn đọng sau sáp nhập, nên đạt khoảng 300 tỷ đồng.

Nguồn: http://kinhdhttp://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/nova-group-khong-tham-gia-tai-co-cau-sacombank-3566582.htmloanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/nova-group-khong-tham-gia-tai-co-cau-sacombank-3566582.html